Chào mọi người, mình là Nam, hiện đang làm việc tại ban biên tập của LIGHTBOAT. Mình đã đến Nhật du học cách đây 5 năm và hiện đang tham gia dự án hỗ trợ các bạn du học sinh muốn xin việc và làm việc ở Nhật.

Mặc dù đang làm việc tại Nhật, nhưng vào lúc mới đến Nhật, mình còn rất nhiều bỡ ngỡ và lo lắng về việc tìm kiếm một công việc ở nước ngoài với ngôn ngữ và văn hóa khác biệt.

Có lẽ một số bạn đã được nghe kể rằng “Xin việc ở Nhật là một điều vô cùng kinh khủng!”.

Tuy nhiên, những lo lắng đó sẽ được xóa tan bằng cách hiểu văn hóa làm việc ở Nhật và tiến hành hoạt động tìm việc một cách cẩn trọng, từng bước một.

Dựa trên những kinh nghiệm đã có của bản thân, hôm nay mình cùng với chị Minato Akari – một nhân viên cấp trên người Nhật ở ban biên tập LIGHTBOAT, xin được chia sẻ về văn hóa làm việc và các mẹo tìm việc ở Nhật nhé.

Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, cũng là bước đầu tiên trong hoạt động tìm việc ở Nhật Bản.

Mình là Lê Hoàng Nam. Cách đây 5 năm, mình đã rời Việt Nam và sang Nhật du học. Là nhân viên mới của LIGHTWORKS, vào công ty từ tháng 4 năm ngoái, phụ trách mảng biên tập Website LIGHTBOAT. Chuyên ngành xã hội học, sở thích là thích chụp ảnh và đọc manga.

Mình là Minato Akari, 32 tuổi và là cấp trên của Nam. Năng động, hòa đồng, thích đi du lịch, xem phim, đọc sách.

1. Hoạt động tìm việc – Văn hóa đặc trưng của Nhật

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu văn hóa “hoạt động xin việc” độc đáo chỉ có ở Nhật, điều khiến rất nhiều du học sinh thấy bất ngờ.

Các bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ “Tổng tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp”(Shinsotsu-ikkatsusaiyou-houshiki) chưa? Đây là một trong những văn hóa độc đáo ở xứ sở hoa anh đào. Đây là hình thức tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp đại học (gọi tắt là Shin-sotsu) ở bất kể vị trí làm việc nào, định kỳ theo hàng năm.

Có hai thời điểm của phương pháp tuyển dụng này, đó là gia nhập công ty từ tháng 4 và gia nhập từ tháng 10. Trong đó, những người gia nhập công ty từ tháng 4 chiếm đại đa số. Tại Nhật Bản, thông thường sinh viên sẽ tốt nghiệp đại học hoặc trường senmon vào tháng 3 và bắt đầu đi làm từ ngày mùng 1 của tháng 4 tiếp theo.

Để vào công ty từ tháng 4, sinh viên sẽ bắt đầu tìm việc trước khi tốt nghiệp đại học. Hoạt động tìm việc chỉ một chuỗi các hoạt động cần thiết để xin việc, nội dung và trình tự cụ thể như sau.

Tham khảo ngay bài viết tại link sau:
https://lightboat.lightworks.co.jp/vn/job-hunting-lp

Ở Việt Nam, tìm việc có nghĩa là chỉ cần nộp hồ sơ và trải qua các vòng phỏng vấn, nên em đã rất ngạc nhiên khi biết rằng phải mất rất nhiều thời gian để tìm được một công việc ở Nhật.

Tại Nhật, nhiều sinh viên nộp đơn cùng vào cùng một công ty, vì vậy các bạn phải bắt đầu chuẩn bị từ rất sớm trước khi quá trình tuyển chọn bắt đầu để không bị đánh trượt.

Thêm một điểm khác biệt là khoảng thời gian để nộp đơn đăng ký vào công ty bị giới hạn.

Đúng rồi! Thông thường là từ tháng 3 của năm 3 đại học đến cuối tháng 5 của năm 4 đại học. Hãy đặc biệt lưu ý vì nếu bỏ lỡ giai đoạn này, bạn sẽ không được tuyển chọn.

Đối với những du học sinh đang muốn tìm việc tại Nhật, hãy làm quen với văn hóa xin việc độc đáo của Nhật Bản đặc biệt là hình thức “Tổng tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp” và tiến hành hoạt động tìm việc một cách có kế hoạch.

2. Những điều du học sinh cần làm để xin việc tại Nhật

Tiếp theo mình sẽ giới thiệu nội dung chi tiết những hoạt động tìm việcmình đã thực hiện. Theo bảng biểu mình đã đưa ra ở phần 1, hoạt động tìm việc được chia làm 2 giai đoạn: “Giai đoạn chuẩn bị” và “Giai đoạn tuyển chọn”.

Đầu tiên, giai đoạn chuẩn bị bắt đầu từ tháng 6 của năm 3 đại học và bao gồm những nội dung sau:

Những việc cần làmGiải thích
Thực tậpBạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm bẳng trải nghiệm thực tế hay được công ty đào tạo, v.v.
Phân tích bản thânSắp xếp và nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu và giá trị quan của bản thân để có thể tìm được một công ty phù hợp với mình và đó cũng là điểm nổi bật để thuyết phục nhà tuyển dụng ở thời điểm tuyển chọn.
Nghiên cứu về ngành nghề, công ty, và công việcBạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về các ngành nghề, công ty và công việc bằng cách thu thập thông tin từ báo, sách, website, hay tham gia các hội thảo để lắng nghe các cựu sinh viên trình bày.
Cách viết đơn đăng kýĐơn đăng ký là giấy tờ bắt buộc phải có khi chính thức dự tuyển vào công ty. Để truyền đạt được điểm nổi bật của bạn với các công ty, hãy viết ra đoạn văn để “PR bản thân”, “những nỗ lực của bạn thời sinh viên”, “động cơ ứng tuyển”, v.v.
Luyện thi viếtLàm các quyển bài tập, kiểm tra các xu hướng xã hội gần đây và các chủ đề trên báo liên quan đến ngành nghề bạn ứng tuyển, v.v.
Luyện phỏng vấnLuyện tập chào hỏi và trả lời lịch sự theo đúng lễ nghi.
Tham dự kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)Thi đỗ N2 hoặc N1 trước tháng 12 của năm 3 đại học.
Tham gia buổi giới thiệu về công tyLắng nghe giải thích của công ty về nội dung kinh doanh, nội dung công việc hay lịch trình tuyển chọn, v.v.

Trong giai đoạn chuẩn bị, hãy tự phân tích bản thân và nghiên cứu về ngành nghề, công ty và công việc một cách kỹ lưỡng

Tiếp theo, đến giai đoạn tuyển chọn, từ khoảng tháng 3 năm 3 Đại học, hãy tiến hành các hoạt động như sau.

Những việc cần làmGiải thích
Đăng kýTừ tháng 3 của năm 3 đại học đến cuối tháng 5 của năm 4 đại học, ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển cho công ty, chẳng hạn như đơn đăng ký. Thời gian để đăng ký sẽ khác nhau tùy theo công ty.
Bài thi viết/Bài kiểm tra kỹ năngBạn sẽ làm bài kiểm tra để đánh giá năng lực tiếng Nhật, năng lực toán học, kiến thức chung, tính cách, v.v. Kết quả được sử dụng làm cơ sở để xác định xem khả năng và tính cách của một người có phù hợp với công ty hay không và nên được phân công vào bộ phận nào nếu được tuyển dụng.
Phỏng vấnBạn sẽ được phỏng vấn từ 2 đến 4 lần tùy công ty. Trong lần phỏng vấn đầu tiên, bạn có thể sẽ được phỏng vấn cùng một lần với các ứng viên khác, thảo luận hoặc thuyết trình theo nhóm từ 5 đến 8 người.
Tuyển dụng tạm thờiSau khi vượt qua vòng phỏng vấn cuối cùng, công ty sẽ thông báo quyết định tuyển dụng tạm thời bằng miệng hoặc qua e-mail. Hợp đồng lao động chính thức vẫn chưa được ký kết.
Thông báo tuyển dụng chính thứcSau khi có quyết định tuyển dụng tạm thời, công ty sẽ gửi “thông báo tuyển dụng” cho bạn. Nếu bạn trả lời và nộp lại “Đơn chấp thuận gia nhập công ty”, hợp đồng lao động sẽ được chính thức thiết lập.
Thay đổi tư cách lưu trúBạn sẽ làm đơn xin thay đổi tư cách lưu trú trong khoảng thời gian từ tháng 12 của năm 4 đại học sang tháng 2 của năm sau. Khi có thông báo tuyển dụng, hãy làm thủ tục xin thay đổi tư cách lưu trú từ “Du học” thành “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. Nếu bạn chưa nhận được thống báo tuyển dụng, bạn có thể ở lại Nhật tới 1 năm bằng cách chuyển sang tư cách “Hoạt động đặc định”.

3. Bí kíp để tìm việc thành công 

Theo mình, có ba bí quyết để tìm việc thành công.

・Xin tư vấn ​​từ “Trung tâm nghề nghiệp”, “Phòng phụ trách hoạt động tìm việc” hay “Trung tâm hỗ trợ du học sinh “,v.v.

・Chuẩn bị thật kỹ càng cho việc phân tích bản thân hay nghiên cứu ngành nghề, v.v.

・Trau dồi kỹ năng tiếng Nhật thương mại

Sau đây, mình sẽ giải thích từng điểm một cách chi tiết.

・Xin tư vấn từ “Trung tâm nghề nghiệp”, “Phòng phụ trách hoạt động tìm việc” hay “Trung tâm hỗ trợ du học sinh”, v.v.

Trước hết, bạn hãy đến “Trung tâm nghề nghiệp”, “Phòng phụ trách hoạt động tìm việc” hay ” Trung tâm hỗ trợ du học sinh “, v.v. tại trường đại học để được tư vấn. Bạn có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, chẳng hạn như lời khuyên về hoạt động tìm việc và cách tuyển dụng, cách chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn và thông tin về các công ty đang tích cực tuyển dụng du học sinh, v.v. Vì vậy hãy đến đây để được tư vấn.

・Chuẩn bị thật kỹ càng cho việc phân tích bản thân hay nghiên cứu ngành nghề, v.v.

Các công ty Nhật chú trọng đến tính cách và sự nhiệt tình hơn là học lực và kỹ năng khi tuyển dụng. Để có thể truyền đạt được những điều đó đến công ty, trước tiên bạn nên tự phân tích bản thân và công ty mà bạn đang ứng tuyển thông qua việc phân tích bản thân hay nghiên cứu ngành nghề, v.v.

・Nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật

Nhiều công ty yêu cầu du học sinh phải có kỹ năng tiếng Nhật thương mại. Bạn nên học không chỉ sự lưu loát mà còn cả kính ngữ, cách diễn đạt đặc thù trong thương mại, cũng như cách cư xử đúng chuẩn mực, v.v.

Ngoài ra, sau khi vào công ty, bạn sẽ có thể giao tiếp với những người ở nhiều vị trí, độ tuổi và giá trị sống khác nhau trong và ngoài công ty. Đặt mình vào vị trí của người khác hàng ngày khi nói chuyện và lắng nghe, để có thể duy trì sự giao tiếp một cách trôi chảy và suôn sẻ.

Tham khảo bài viết về “Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản” hay “Bí kíp soạn thảo văn bản kinh doanh” trên LIGHTBOAT

Chuẩn bị cho ngày đầu đi làm! Hiểu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Nội dung chính1. Quy tắc ứng xử trong kinh doanh là gì?2. Tại sao quy tắc ứng xử trong kinh doanh lại quan trọng?3. Qu

Kỹ năng soạn thảo văn bản tiếng Nhật trong công việc

Nội dung chính1. Điều cần biết trước khi học cách viết văn bản trong kinh doanh2. Phân loại và cách viết văn bản trong

4. Kinh nghiệm tìm việc của các sempai

Cuối cùng, mình muốn giới thiệu tới các bạn kinh nghiệm tham gia hoạt động tìm việc của các sempai đi trước mà bọn mình đã có dịp phỏng vấn và biên tập trên LIGHTBOAT.

・Câu chuyện về chị Ly, người đã gây dựng sự nghiệp trong Công ty sản xuất và cung ứng phụ tùng xe ô tô

Câu chuyện của Ly: kinh nghiệm du học, xin việc thành công và cuộc sống viên mãn ở Nhật – LIGHTBOAT (lightworks.co.jp)

Những kinh nghiệm nổi bật của chị Ly:

1. Ban đầu mong muốn làm việc trong ngành du lịch, đúng với chuyên môn ở Đại học, nhưng trượt kỳ thi năng lực

2. Nhận ra bản thân không phù hợp với ngành dịch vụ, nên chuyển hướng, với mục tiêu là những doanh nghiệp tích cực tuyển dụng du học sinh

3. Nhận được thông báo tuyển dụng từ ba công ty sau khi vượt qua vòng hồ sơ và những nỗ lực hết mình ở vòng phỏng vấn

・Câu chuyện về Quyền, học hỏi kinh nghiệm về quản trị kinh doanh tại chuỗi siêu thị Nhật

Câu chuyện của Quyền: Học hỏi chuyên ngành quản lý kinh doanh ở siêu thị Nhật – LIGHTBOAT (lightworks.co.jp)

Những kinh nghiệm nổi bật của Quyền:

1. Bắt đầu hoạt động tìm việc tư năm 3 đại học giống như sinh viên Nhật Bản

2. Tham dự seminar, học hỏi cách viết sơ yếu lý lịch Tại trung tâm tư vấn nghề nghiệp tại trường đại học mình đang theo học

3. Nhận được thông báo tuyển dụng từ 3 công ty

・Câu chuyện của chị Chi với công việc tích cực hỗ trợ người Việt ở Hokkaido

Câu chuyện của Chi: Hỗ trợ người Việt ở Hokkaido – LIGHTBOAT (lightworks.co.jp)

Những kinh nghiệm nổi bật của chị Chi:

1. Có kinh nghiệm phiên dịch cho thực tập sinh kỹ năng khi còn đi học. Quan tâm đến công việc hỗ trợ người nước ngoài

2. Ứng tuyển vào công ty thông qua trang web tuyển dụng hoặc qua sự giới thiệu của bạn bè

3. Nhận được thông báo trúng tuyển ngay sau khi tốt nghiệp

5. Tổng kết

“Tổng tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp”, là một hình thức tuyển dụng trong đó các công ty tiến hành tuyển dụng định kỳ hàng năm đối với những sinh viên mới tốt nghiệp đại học (gọi tắt là Shin-sotsu), không phụ thuộc việc vị trí làm việc đó có trống hay không.

Để vào công ty từ tháng 4, sinh viên sẽ bắt đầu tìm việc khi vẫn đang học đại học.

Chi tiết về các hoạt động tìm việc như sau.

・ Thực tập

・ Phân tích bản thân

・ Nghiên cứu về ngành nghề, công ty, và công việc

・ Học cách viết đơn đăng ký

・ Ôn tập kỳ thi viết

・ Luyện tập phỏng vấn

・ Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)

・ Buổi giới thiệu về công ty – doanh nghiệp

・ Đăng ký

・ Tham dự thi viết

・ Phỏng vấn

・ Quyết định tuyển dụng tạm thời

・ Quyết định tuyển dụng chính thức

・ Thay đổi tư cách lưu trú

Có 3 bí quyết để tìm việc thành công ở Nhật Bản.

・Xin tư vấn ​​từ “Trung tâm nghề nghiệp”, “Phòng phụ trách hoạt động tìm việc” hay “Trung tâm hỗ trợ du học sinh “, v.v.

・Chuẩn bị thật kỹ càng cho việc phân tích bản thân hay nghiên cứu ngành nghề, v.v.

・Trau dồi kỹ năng tiếng Nhật thương mại

Một điều nữa là hãy truyền đạt đến các công ty Nhật những điểm nổi bật của bản thân, và tham khảo các nguồn thông tin khác nhau khi bạn tiến hành hoạt động tìm việc.

Xem bài viết bằng tiếng Nhật https://lightboat.lightworks.co.jp/article/job-hunting-for-international-students-in-japan