Một cầu thủ bóng chày nổi tiếng của Nhật gặt hái được rất nhiều thành công nhờ biết cách xây dựng mục tiêu ngay từ khi còn đang học tiểu học. Các bạn hãy xem thử đoạn văn dưới đây, anh ấy đã viết hồi học tiểu học.

Ước mơ của em là trở thành một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp số 1. Để thực hiện điều đó, em phải tham gia và đóng vai trò tích cực tại các giải đấu cấp quốc gia khi học ở trường THCS và THPT. (Giản lược)

Từ khi học lớp ba đến bây giờ, em luyện tập chăm chỉ 360 ngày/365 ngày. Vì vậy, một tuần em chỉ có thể dành 5 – 6 tiếng đi chơi cùng bạn bè. Nhờ luyện tập nhiều và chăm chỉ như vậy, em tin chắc mình có thể trở thành một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp. (Giản lược)

Tại giải đấu cấp tỉnh, em đã đánh được 3 cú home run trong 4 trận thi đấu. Tỷ lệ đánh trúng bóng toàn mùa giải là 58,3%. Thành tích này khiến em tạm hài lòng!”


Đây chính là một đoạn trong bài tập làm văn mà Ichiro – cựu cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp của Nhật, đã viết khi còn là học sinh tiểu học.

Ichiro có mục tiêu lớn là “trở thành một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp”, và để hiện thực hóa mục tiêu đó, Ichiro đã xây dựng từng mục tiêu nh như “đạt thành tích tốt tại giải đấu cấp tỉnh”. Sau đó, phân tích chi tiết kết qu của giải đấu này.

Khi đặt mục tiêu trong công việc, chúng ta có thể tham khảo cách đặt mục tiêu của Ichiro.

Nếu không biết cách xây dựng mục tiêu, bạn sẽ mãi không thể trưởng thành. Ngược lại, nếu có phương pháp xây dựng mục tiêu, bạn có thể trở thành “phiên bản” mà bản thân mong muốn.

Hãy cùng LIGHTBOAT tìm hiểu phương pháp phù hợp, từ đó xây dựng mục tiêu có ích cho công việc của bạn qua bài viết này nhé!

1. Ý nghĩa của việc đặt mục tiêu trong công việc

Cách lập mục tiêu tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến công việc.

・Nỗ lực, cống hiến nhiều hơn trong công việc

・Xác định rõ ràng việc cần làm bây giờ là gì

・Hiểu rõ mục tiêu và ước mơ tương lai của bản thân

Nỗ lực, cống hiến nhiều hơn trong công việc

Khi bận rộn với công việc được sếp giao, bạn sẽ khó nhận ra tại sao công việc đó lại quan trọngnó có ảnh hưởng đến phát triển của bản thân hay không. Nếu được giao một công việc mà bản thân không thích, đôi lúc bạn cảm thấy “chán ghét công việc”.

Tuy nhiên, nếu tự mình đặt mục tiêu, bạn có thể làm việc với thái độ tích cực và luôn hướng tới mục tiêu đó. Ngay cả khi đó là việc mình không thích, nhưng nếu nghĩ “mình đang làm để hoàn thành mục tiêu” thì không chừng bạn sẽ thấy được giá trị khi làm công việc đó.

Mặt khác, sau khi đạt được mục tiêu, bạn còn có cảm nhận, “Mình đã hoàn thành được cả những việc mình không thích!”, “Mình đã trưởng thành!”tinh thần phấn chấn hơn.

Xác định rõ ràng việc cần làm bây giờ là gì

Một khi xác định được mục tiêu, bạn có thể hình dung được “mình sẽ làm gì, đến khi nào, bằng cách nào để tiến hành thực hiện mục tiêu“. Khi đó, câu trả lời cho câu hỏi “mình cần làm gì bây giờ?” sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Nhờ đó, bạn có thể hành động ngay lập tức và thực sự cảm nhận được mình đang tiến gần hơn đến mục tiêu. Khi hoàn thành, bạn có thể tự tin vào bản thân và cảm thấy muốn nỗ lực làm việc và cống hiến nhiều hơn nữa.

Hiểu rõ mục tiêu và ước mơ tương lai của bản thân

Chắc hẳn có những người vẫn thấy mơ hồ về ước mơ mục tiêu lớn tương lai của mình.

Tuy nhiên, giả sử bạn bắt đầu bằng việc đặt ra một mục tiêu nh, chẳng hạn như “bán được 5 sản phẩm”. Sau khi hoàn thành mục tiêu nhỏ, bạn nâng cấp lên mục tiêu cao hơn một chút là “chỉ cho mọi người cách bán sản phẩm”.

Và ở một cấp độ cao hơn, mục tiêu sẽ là “các thành viên trong nhóm đều bán được sản phẩm”, rồi tiếp theo, bạn sẽ thấy rõ hơn mục tiêu của bản thân là “trở thành leader trong nhóm”.

Đến một thời điểm nào đó, biết đâu bạn sẽ nhen nhóm mục tiêu cao và xa hơn, “trở thành trưởng phòng” chẳng hạn.

Vì vậy, nếu biết cách đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu, dần dần ước mơ mục tiêu tương lai của bạn sẽ trở nên rõ ràng.

2. Ví dụ về cách xây dựng mục tiêu chưa phù hợp

Cho dù nỗ lực đặt mục tiêu, nếu không thể đạt được nó, bạn sẽ mất đi động lực. Không phải vì bạn yếu kém, mà do cách xây dựng mục tiêu của bạn chưa tốt. Hãy xem thử 3 trường hợp sau:

・Mục đích không rõ ràng

・Mục tiêu quá cao

・Không hài lòng với mục tiêu

Mục đích không rõ ràng

Nếu mục đích không rõ ràng, bạn sẽ không biết cách xây dựng mục tiêu tốt. Bạn biết sự khác nhau giữa “mục đích”“mục tiêu” là gì không?

Hãy thử tìm hiểu ý nghĩa của hai từ này trong từ điển nhé! “Kojien” (do Iwanami Shoten xuất bản) là một cuốn từ điển nổi tiếng được sử dụng ở Nhật, trong “Kojien”, ý nghĩa của “mục tiêu” và “mục đích” được giải thích như sau:

・Mục đích:

1. Điều bạn hướng đến để hoàn thành. Điều mà hành động hướng đến. Điều mà bạn đang dự định. “Đạt được ~”

→ Diễn đạt theo tiếng Nhật dễ hiểu: Điều muốn đạt được. Điều đặt ra trước khi hành động. Suy nghĩ “Cứ làm như thế…”.

2. Ý nghĩa triết học: Điều mà ý chí mong muốn hiện thực, xác định và định hướng hành động, lấy đó là mục tiêu của hành động.

→Diễn đạt theo tiếng Nhật dễ hiểu (ý nghĩa triết học): Cảm giác “muốn thực hiện điều này!”, cũng là lí do và đích đến để hành động.

・Mục tiêu:

Cột mốc. Là thứ dẫn đường chỉ lối để đạt được mục đích. Cái đích.

→Diễn đạt theo tiếng Nhật dễ hiểu: những điều quyết định sẽ “làm” trong quá trình thực hiện mục đích của mình.

※Phần giải nghĩa tiếng Nhật đơn giản do ban biên tập của Lightworks biên soạn

Nói cách khác, “mục đích” là đích đến cuối cùng mà bạn muốn đạt được. Ví dụ, “trở thành nhân viên có doanh số bán hàng số 1”.

Trong khi đó, “mục tiêu” là các nhiệm vụ được đặt ra trong quá trình để đạt được mục đích. Ví dụ, những nội dung cụ th như “bán được 〇〇 sản phẩm”, “nâng cao kỹ năng trò chuyện” chính là mục tiêu.

Nếu mục tiêu được đặt ra khi mục đích vẫn chưa rõ ràng, thì khi gặp khó khăn bạn sẽ nghĩ “tại sao mình lại hướng đến điều đó?”, và trở nên mơ hồ, không hiểu lý do mình nỗ lực là gì?

Mục tiêu quá cao

Nếu mục tiêu quá cao, bạn sẽ không thể đạt được chúng ngay cả khi bạn rất cố gắng và thường bỏ cuộc giữa chừng vì nghĩ rằng “có lẽ mình không thể thực hiện được!”.

Không hài lòng với mục tiêu

Đôi khi cấp trên sẽ là người đặt ra mục tiêu cho bạn phải không nào?

Mục tiêu đó khác với những gì bạn cho là lý tưởng hoặc mục đích mong muốn của bản thân.

Nếu không cảm thấy thuyết phục đó là “mục tiêu tốt”, bạn sẽ không còn muốn cố gắng khi gặp khó khăn.

3. Ví dụ về cách xây dựng mục tiêu tốt trong công việc

Để xây dựng mục tiêu tốt, cần ghi nhớ 3 điều:

・Đặt mục tiêu khó một chút

・Đặt mục tiêu cụ thể

・Đặt mục tiêu liên quan đến mục tiêu của công ty

Đặt mục tiêu khó một chút

Bạn nên đặt mục tiêu ở mức độ “có thể đạt được nếu bản thân cố gắng một chút“. Bởi vì với những mục tiêu dễ dàng đạt được, bạn sẽ thấy bản thân mình không phát triển mấy. Còn mục tiêu quá khó lại dễ khiến bạn bỏ cuộc giữa chừng.

Đặt mục tiêu cụ thể

Hãy cụ thể hóa nội dung của mục tiêu nhé! Ví dụ, nếu đặt mục tiêu là con số cụ thể, bạn sẽ dễ dàng biết được mình đã đạt được mục tiêu đó hay chưa.

Đặt mục tiêu liên quan đến mục tiêu của công ty

Khi xây dựng mục tiêu công việc, nội dung của mục tiêu đó nên dựa theo mục tiêu của công ty. Vì là thành viên của công ty, bạn cần cống hiến cho công ty của mình.

Hãy thử suy nghĩ xem nên xây dựng mục tiêu như thế nào thì có ích cho việc đạt được mục tiêu của công ty?

4. Những việc cần làm để đạt được mục tiêu

Dưới đây là bốn điều bạn nên làm để đạt được mục tiêu của mình:

・Xác định cụ thể những việc cần làm

・Quản lý sức khỏe và cảm xúc của bản thân

・Thường xuyên kiểm tra lại mục tiêu

・Thường xuyên xem xét lại tình hình và suy nghĩ về cách cải thiện

Xác định cụ thể những việc cần làm

Nếu đã xác định mục tiêu cụ thể, bạn sẽ dễ dàng hình dung “mình nên làm gì?”. Đồng thời, bạn có thể xác đnh nhanh chóng rằng bản thân đã đạt được khoảng bao nhiêu.

Quản lý sức khỏe và cảm xúc của bản thân

Ngay cả khi đang nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu, thì cũng không tránh khỏi những lúc bạn cảm thấy bt an về việc “liệu mình có làm được không?”, hoặc cảm thấy “mệt mỏi”.

Ngoài ra, nếu sức khe không tốt, thì dù bản thân tự động viên “phải cố lên” thì cũng khó mà có thể cố gắng được. Nếu bị căng thng vì những áp lực ngoài công việc, bạn sẽ thấy lo âu thường trực và có nguy cơ không thể làm tốt công việc của mình.

Hãy quản lý sc khecm xúc của bản thân để có thể tiếp tục cố gắng trong công việc nhé!

Thường xuyên kiểm tra lại mục tiêu

Thỉnh thoảng, hãy kiểm tra xem các mục tiêu mà bạn đặt ra có tốt hay không. Bởi lẽ, mc tiêu ca công ty có thể thay đổi giữa chừng.

Bằng việc thường xuyên kiểm tra lại mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng duy trì ý chí “c gng“.

Thường xuyên xem xét lại tình hình và suy nghĩ về cách cải thiện

Định kỳ kim tra tình hình hiện tại để xem “bn đã tiến gn mc tiêu ca mình đến mc nào?”. Nếu tình hình không suôn sẻ, hãy tìm hiểu lý do và nghĩ xem bản thân nên làm gì.

Điều quan trọng là bạn phải t mình đặt mc tiêu cho bản thân và tìm ra cách đ thực hiện mục tiêu.

LIGHTBOAT đã giới thiệu về cách xây dựng mục tiêu tốt và bí quyết để đạt được mục tiêu trong giáo trình học e-Learning. Nếu muốn biết chi tiết hơn, hãy thử xem các giáo trình này nhé! Có cả phiên bản tiếng Việt nữa đấy.

5. Phần kết

Xây dựng được mục tiêu tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong công việc:

・Khiến bạn nỗ lực và muốn cống hiến nhiều hơn trong công việc

・Xác định rõ ràng việc cần làm bây giờ là gì

・Hiểu rõ mục tiêu và ước mơ tương lai của bản thân

Khi xây dựng mục tiêu, cần chú ý những điểm sau:

・Đặt mục tiêu khó một chút

・Đặt mục tiêu cụ thể

・Đặt mục tiêu liên quan đến mục tiêu của công ty

Điểm mấu chốt để đạt được mục tiêu là phải xác định cụ thể những việc cần làm, thường xuyên xem xét, đánh giá lại mục tiêu và quản lý bản thân.

Hãy xây dựng mục tiêu đúng đắn, nỗ lực tiến gần hơn đến “phiên bản” mà bạn muốn trở thành nhé!