Tiếp nối Vol.1 “chawanmushi (trứng hấp kiểu Nhật)”, trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm một món ăn đơn giản nhất trên thế giới. Mình tin chắc không có người Việt nào lại chưa từng ăn đậu phụ luộc. Thực ra, trong ẩm thực Nhật Bản cũng có món đậu phụ luộc. Mình đã vô cùng ngạc nhiên khi mà một nền ẩm thực có vẻ cao cấp như ẩm thực Nhật Bản lại có một món ăn đơn giản và mộc mạc đến vậy. Tuy nhiên, thực tế là ở Kyoto có nhiều cửa hàng chuyên về yudofu và một số cửa hàng còn có giá khoảng 8.000 yên (khoảng 1 triệu 6 Việt Nam đồng) cho một suất yudofu. Điều này cũng thật đáng kinh ngạc!

Ngoài ra, cách chế biến và hương vị của đậu phụ luộc Nhật Bản cũng hơi khác với Việt Nam. Bạn hãy thử tự tay làm món yudofu kiểu Nhật ngay tại nhà và cùng gia đình thưởng thức nhé!
Người Việt thường ăn đậu phụ luộc vào mùa hè, nhưng nếu bạn muốn ăn một món gì đó tốt cho sức khỏe, vừa ấm bụng lại vừa có thể chế biến rất nhanh vào mùa đông lạnh giá thì đậu phụ luộc kiểu Nhật là lựa chọn tốt nhất đấy.

Công thức làm món yudofu

*Nguyên liệu (Khẩu phần cho 4 người)

・Đậu phụ: 4 miếng
・Nước: khoảng 1,5 lít
・Tảo bẹ: 2 miếng khoảng 10 cm
(Bạn có thể mua nguyên liệu Nhật ở đây: https://sakukostore.com.vn/thuc-pham/nong-lam-hai-san/hai-san-kho/tao-be-kho-kombu-50g)
・ Nấm hương khô: 2 cây
・ Các loại nấm khác: tùy sở thích nhưng nếu là nấm hương thì khoảng 4 cây
・ Muối: một lượng nhỏ

(Nước chấm ※Dành cho 1 người)
・Xì dầu: 1 muỗng canh (A)
・Nước cốt chanh: 2 giọt (A)
・Nước gừng: 2 giọt (A)
・Hành lá: 2 nhánh

*Cách làm

(1) Chuẩn bị nước dùng dashi

Cho nước, tảo bẹ và nấm hương khô vào nồi và ngâm trong khoảng thời gian từ 3 tiếng đến một đêm. Nếu là mùa hè thì bạn có thể cho vào tủ lạnh.

(2) Làm nước chấm

Trộn đều các nguyên liệu (A), cắt nhỏ hành lá và rắc vào.

(1) Cho đậu phụ và một chút muối vào nồi nước dùng ở bước (1) và đun liu riu

Thêm một chút muối để các nguyên liệu dễ ngấm gia vị hơn.

(4) Sau khi đun nóng, lấy nước dùng dashi ra

Vớt tảo bẹ và nấm hương ra trước khi nước sôi. Không nên để nước sôi hẳn mới vớt, vì khi đó, các nguyên liệu của nước dùng dashi sẽ mất đi hương vị tự nhiên và tiết ra độc tố.

(5) Thêm nấm và đun vừa lửa

Vừa đun sôi, vừa chú ý không để tạo bọt. Nếu xuất hiện bọt, hãy nhanh tay vớt bọt.

(6) Bắc nồi ra khỏi bếp sau khi nấm chín

Hãy đặt cả nồi lên bàn. Sau đó, cho khoảng một thìa thìa nước sốt vào phần bát của mỗi người.

※Trong bữa ăn của người Việt, thường chỉ có một bát nước chấm nên cả gia đình sẽ dùng chung bát nước chấm. Ở Nhật, bát đựng nước chấm được chuẩn bị riêng theo số lượng người. Lần này, bạn hãy thử ăn yudofu theo cách của người Nhật nhé.

Hãy lấy đậu phụ vừa mới luộc ra và thưởng thức ♡
Nấm hương khô vớt ra từ bước (4) cũng rất ngon khi cắt nhỏ và ăn cùng đậu phụ!
Ngoài ra, như trong hình, nguyên liệu rắc phía trên đậu phụ gọi là “katsuobushi”, cụ thể là cá ngừ luộc và phơi khô – một nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn Nhật. Ngoài chức năng là nguyên liệu chính để chế nước dùng dashi, katsuobushi còn thường được sử dụng làm gia vị cho các món ăn khác nhau như takoyaki (bánh nướng nhân bạch tuộc), okonomiyaki (bánh xèo Nhật), và bento (cơm hộp), v.v.. Mùi vị khá giống với “ruốc” của Việt Nam.

Yudofu tuy đơn giản nhưng lại là một trong những món ăn mang tính tiêu biểu để bạn có thể cảm nhận hương vị tinh tế của ẩm thực Nhật Bản.
Món ăn này có trong thực đơn của rất nhiều nhà hàng. Nếu có cơ hội đến Nhật Bản, bạn hãy thử hương vị chính thống của yudofu nhé!

Góc nhìn của Vân về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Nội dung chính1. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản, phải chăng là “cao cấp”?2. Thực ra ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản có nhiều né