Nội dung chính
“Ở Nhật, mọi người đều được nghỉ làm vào ngày Tết thiếu nhi – Kodomo no hi. Vậy đây có phải là một sự kiện giống như Halloween hay lễ Giáng Sinh không?”
Mỗi ngày lễ ở Nhật đều có ý nghĩa riêng, phản ánh phong tục và văn hóa của người dân nơi đây. Ngày thiếu nhi cũng là một ngày nghỉ lễ của Nhật Bản. Và việc hiểu được ý nghĩa, nguồn gốc cũng như cách tận hưởng sự kiện này sẽ giúp bạn có những trải nghiệm ấn tượng và trọn vẹn hơn ở đất nước mặt trời mọc.
Hãy cùng LIGHTBOAT tìm hiểu xem ngày lễ này ở Nhật có ý nghĩa, nguồn gốc như thế nào và các tận hưởng ngày lễ này ở Nhật nhé!
1.Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày thiếu nhi Nhật Bản
Đầu tiên, LIGHTBOAT sẽ giải thích ý nghĩa và nguồn gốc của ngày thiếu nhi.
Ý nghĩa của ngày thiếu nhi
Ngày thiếu nhi mang ý nghĩa “trân trọng nhân cách, cầu mong hạnh phúc cho trẻ em, và tỏ lòng biết ơn đối với những người làm mẹ”. Đây là sự kiện dành cho cả các bé trai lẫn bé gái, và ngay cả những người không có con cũng có thể tận hưởng ngày lễ này bằng cách bày tỏ long biết ơn đối với mẹ của mình.
Nguồn gốc của ngày thiếu nhi
Ngày thiếu nhi, ngày mùng 5 tháng 5, ban đầu được gọi là “Tango no Sekku”. Ở Nhật, có 5 sự kiện truyền thống gọi là “Gosekku”. Các sự kiện sẽ lần lượt diễn ra vào thời điểm giao mùa.
Danh sách sự kiện theo mùa trong một năm
Sự kiện | Thời gian |
Lễ Nhân Nhật (Lễ đầu năm mới) | Ngày 7 tháng 1 |
Tết Hàn Thực | Ngày 3 tháng 3 |
Tết Đoan Ngọ | Ngày 5 tháng 5 |
Tết Thất Tịch | Ngày 7 tháng 7 |
Lễ Trọng Dương (Tết người cao tuổi) | Ngày 9 tháng 9 |
Ngày thiếu nhi ra đời và được công nhận là ngày lễ của toàn dân vào năm 1948, dựa trên ngày Tết Đoan Ngọ (Tango no Sekku), một trong năm sự kiện theo mùa.
Vì vậy, ngày thiếu nhi và Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào cùng một ngày. Tuy nhiên, Tết Đoan Ngọ được coi một sự kiện truyền thống ở Nhật, còn ngày thiếu nhi lại là một ngày nghỉ lễ của toàn dân.
Column: Sự khác nhau giữa các quốc gia về “Ngày thiếu nhi”
Nhiều quốc gia khác trên thế giới ngoài Nhật Bản cũng quy định về ngày thiếu nhi. LIGHTBOAT sẽ giới thiệu về ngày thiếu nhi ở một số nước.
・ Ngày 23 tháng 4
Thổ Nhĩ Kỳ được cho là quốc gia đầu tiên trên thế giới quy định về ngày thiếu nhi. Vào ngày 23/4/1920, Đại hội nghị của quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức và theo đề xuất của Kemal Ataturk – tổng thống đầu tiên của quốc gia này, ngày diễn ra hội nghị được lựa chọn và đánh dấu sự ra đời của ngày thiếu nhi. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngày thiếu nhi là một ngày nghỉ lễ và một số nghĩ lễ long trọng sẽ được tổ chức trong ngày này.
・Ngày 1 tháng 6
Ngày 1/6 là ngày quốc tế thiếu nhi, được tổ chức tại Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Campuchia, v.v. Tuy nhiên, ở các quốc gia này ngày thiếu nhi không phải là một ngày nghỉ lễ.
・Ngày 14 tháng 11
Ngày thiếu nhi được tổ chức vào 14/11, ngày sinh của Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ – Jawaharlal Nehru, một người rất yêu trẻ em. Mọi người có thể cảm nhận rõ không khí rộn ràng qua những lễ hội hay các sự kiện, hướng đến đối tượng chính là trẻ em.
2. Cách tận hưởng ngày thiếu nhi ở Nhật
Ngay cả những người nước ngoài sống ở Nhật cũng có thể tận hưởng Ngày Thiếu nhi. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai điểm sau đây.
・Ẩm thực trong ngày thiếu nhi
・Đồ trang trí trong ngày thiếu nhi
LIGHTBOAT sẽ giải thích về từng điểm như dưới đây.
2.1. Ẩm thực trong ngày thiếu nhi
Bạn sẽ ăn món gì vào ngày thiếu nhi hay ý nghĩa của từng món ăn đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
Bánh Kashiwa-mochi
Cây sồi có đặc điểm những chiếc lá cũ sẽ không lìa cành cho đến khi chồi non mọc ra. Món ăn này được coi là đem lại sự tốt lành với ý nghĩa “những chiếc lá không lìa cành cho đến khi chồi non xuất hiện, tượng trưng cho việc con cháu nối tiếp đời đời, đến vô tận “con đàn cháu đống”.
Bằng cách gói bánh gạo mochi – một món ăn thiêng liêng trong lá sồi, món bánh thể hiện cho mong ước về sức khỏe và sự thịnh vượng cho trẻ em. Phong tục ăn bánh Kashiwa-mochi phổ biến chủ yếu ở vùng Kanto.
Bánh Chimaki
Chimaki là bánh mochi hay gạo nếp được gói trong lá tre.
Trong lịch sử Trung Quốc, có một nhà thơ tên là Khuất Nguyên, ông rất trung thực và được lòng dân, nhưng các đối thủ âm mưu chống lại ông. Do đó, Khuất Nguyên đã tự gieo mình xuống sông chết. Dân làng đã ném bánh Chimaki xuống sông với hy vọng cá sẽ không ăn xác của ông.
Người đời kể lại rằng vào ngày 5 tháng 5 – ngày Khuất Nguyên đã tự gieo mình xuống sông, ông đã bắt đầu ăn bánh Chimaki với ý nghĩa “Mong muốn những đứa trẻ khi lớn lên sẽ trở thành những người trung thực và tốt bụng”. Và phong tục ăn bánh Chimaki vào ngày thiếu nhi rất phổ biến hiện nay, đặc biệt ở vùng Kansai.
2-2. Các hoạt động trong ngày thiếu nhi
Vào ngày thiếu nhi, đèn lồng cá chép (Koinobori) hay búp bê tháng 5 (Gogatsu-ningyo) sẽ được trưng bày. Ngoài ra, ở Nhật còn có văn hóa tắm lá shobu (Shobu-yu). LIGHTBOAT sẽ giải thích chi tiết ý nghĩa của những phong tục này.
Trang trí đèn lồng cá chép (Koinobori)
Vào thời Edo, các võ sĩ Samurai trang trí lối cửa ra vào của họ bằng đèn lồng cá chép và các biểu ngữ được sử dụng trong trận chiến. Ở Trung Quốc, có một truyền thuyết gọi là Truyền thuyết Đăng Long Môn (Toryumon), kể lại rằng khi cá chép leo lên thác nước vượt vũ môn sẽ hóa thành rồng. Văn hóa lâu đời của Nhật Bản kết hợp với truyền thuyết của Trung Quốc, phong tục treo đèn lồng cá chép ra đời với mong muốn, “Những đứa trẻ sẽ can đảm, quyết tâm và kiên định với mục tiêu của mình, vượt qua mọi khó khăn thử thách“.
Column: Những địa điểm ngắm đèn lồng cá chép
・ Tháp Tokyo
333 chiếc đèn lồng cá chép được trang trí ngay lối vào dưới chân tháp Tokyo, tượng trưng cho độ cao 333 mét của công trình này. Đừng quên chụp ảnh với nền là tháp Tokyo và những chiếc đèn lồng cá chép phía sau nhé! Một chiếc “view” thật sự lộng lẫy và hoành tráng phải không nào ?!
・Thành phố Tatebayashi, tỉnh Gunma
Khoảng 4.000 chiếc đèn lồng cá chép được trang trí ở trên sông Tsuruuda. Chúng được thắp sáng vào đêm, vì vậy bạn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc lộng lẫy với những chiếc đèn lồng cá chép vào ban đêm.
・Sông Kokubun, tỉnh Chiba
Tiếp đến, sông Kokubun ở tỉnh Chiba cũng được trang hoàng với khoảng 300 chiếc đèn lồng cá chép. Nơi đây cũng tổ chức các sự kiện và các gian hàng ẩm thực, vì vậy hãy đi cùng gia đình và bạn bè của mình để có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
* Các sự kiện có thể thay đổi tùy theo tình hình, vì vậy hãy kiểm tra và xác nhận thông tin trước.
Trang trí búp bê tháng 5 (Gogatsu-ningyo)
Có ba loại búp bê tháng 5 được trưng bày trong ngày thiếu nhi: “búp bê trang bị áo giáp”, “búp bê đội mũ Kabuto” và “búp bê chiến binh”. Áo giáp và mũ Kabuto mà những con búp bê mang trên mình là tượng trưng cho việc “hộ thân” – tránh bệnh tật và tai nạn, đồng thời chứa đựng ước nguyện “bảo vệ trẻ em khỏi tai họa”.
Tắm lá Shobu (Shobu-yu)
Lá Shobu có hương thơm đậm, ở Trung Quốc loại lá này được sử dụng như một loại dược liệu để xua đuổi tà ma. Ngoài ra, trong lá còn chứa tinh dầu eugenol có đặc tính kháng khuẩn. ví thế, trẻ em Nhật Bản sẽ được tắm với nước đun cùng loại lá này với nguyện ước, “con trẻ lớn lên khỏe mạnh, chiến đấu vượt qua bệnh tật”.
3. Vui Tết thiếu nhi bên gia đình và bạn bè
Ngày thiếu nhi có thể được tận hưởng với gia đình hay bạn bè. Trong chương này, LIGHTBOAT sẽ giới thiệu cho bạn một số cách để tận hưởng nó.
Đi chơi cùng gia đình và bạn bè
Ngày Thiếu nhi cũng là một ngày lễ quốc gia, nên về cơ bản các công ty sẽ được nghỉ làm. Thế nên, hãy tận dùng kỳ nghỉ này và đi chơi với gia đình hay bạn bè, cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đẹp!
Vào ngày thiếu nhi, các sự kiện được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, đồng thời được trang hoàng với những chiếc đèn lồng cá chép hay búp bê tháng 5. Hãy chụp những bức ảnh kỷ niệm và trang trí nó trong phòng hay trên bàn làm việc, nó sẽ lưu lại những kỷ niệm tuyệt vời của bạn khi còn sống ở Nhật.
Viết thư cho mẹ
Ngày thiếu nhi còn bao hàm ý nghĩa tri ân những người mẹ. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể bạn không mấy khi viết một bức thư để bày tỏ lòng biết ơn đối với mẹ của mình đúng không nào?
Vậy viết một lá thư để bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ của mình, nói ra những điều khó diễn tả bằng lời thì sao? Bạn cũng có thể viết một lá thư không chỉ cho mẹ mà còn cho bố, các thành viên khác trong gia đình hay bạn bè để bày tỏ lòng biết ơn của mình đến họ.
4. Phần kết
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về ý nghĩa, nguồn gốc cũng như những hoạt động thú vị được tổ chức trong ngày thiếu nhi.
Sự kiện này mang ý nghĩa “trân trọng nhân cách, cầu mong hạnh phúc cho trẻ em, và tỏ lòng biết ơn đối với những người làm mẹ”.
Ngày thiếu nhi mùng 5 tháng 5, ban đầu được gọi là “Tango no Sekku”. Ở Nhật Bản, có 5 sự kiện truyền thống gọi là “Gosekku”. Các sự kiện lần lượt diễn ra vào thời điểm giao mùa.
Ngày thiếu nhi và Tết Đoan Ngọ rơi vào cùng một ngày. Tuy nhiên, Tết Đoan Ngọ là một sự kiện truyền thống ở Nhật, còn ngày thiếu nhi lại là một ngày nghỉ lễ của toàn dân.
Dưới đây là một số món nên ăn vào Ngày Thiếu nhi:
・Bánh Kashiwa-mochi
・Bánh Chimaki
Cây sồi có đặc điểm những chiếc lá cũ sẽ không lìa cành cho đến khi chồi non xuất hiện. Món ăn này được coi là đem lại sự tốt lành với ý nghĩa “những chiếc lá không lìa cành cho đến khi chồi non xuất hiện, tượng trưng cho việc nối tiếp đời đời, vô tận “con đàn cháu đống”.
Chiếc bánh Chimaki chứa đựng bên trong ước nguyện ““Những đứa trẻ khi lớn lên sẽ trở thành những người trung thực và tốt bụng””
Những hoạt động trong ngày thiếu nhi bao gồm:
・Trang trí đèn lồng cá chép
・Trang trí búp bê tháng 5
・Tắm lá Shobu (Shobuyu)
Vào thời Edo, các võ sĩ Samurai trang trí lối cửa ra vào của họ bằng đèn lồng hoặc các biểu ngữ được sử dụng trong trận chiến. Ở Trung Quốc, có một truyền thuyết gọi là Truyền thuyết Đăng Long Môn (Toryumon), kể lại rằng khi cá chép leo lên thác nước vượt vũ môn sẽ hóa thành rồng. Kết hợp văn hóa lâu đời của Nhật Bản với truyền thuyết của Trung Quốc, có thể hiểu những chú cá chép được trưng bày với mong muốn “Những đứa trẻ sẽ can đảm, quyết tâm và kiên định với mục tiêu của mình, vượt qua mọi khó khăn thử thách“”.
Những con búp bê chứa đựng ước nguyện “bảo vệ trẻ em khỏi tai họa”.
Lá Shobu có hương thơm đậm và ở Trung Quốc chúng được sử dụng như một loại dược liệu để xua đuổi tà mà. Trẻ em Nhật Bản sẽ được tắm với nước đun cùng loại lá này với ngụ ý cha mẹ muốn “con trẻ lớn lên khỏe mạnh, chiến đấu vượt qua bệnh tật”.
Vào ngày thiếu nhi, các sự kiện được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, đồng thời trưng bày đèn lồng cá chép và búp bê tháng Năm. Bạn có thể tận hưởng cuộc vui cùng với gia đình hay bạn bè của mình, và chụp những bức ảnh kỷ niệm.
Ngày thiếu nhi còn bao hàm ý nghĩa tri ân những người mẹ. Bạn cũng có thể viết thư cho bố, các thành viên trong gia đình hay bạn bè của mình để bày tỏ lòng biết ơn đối với họ.
Ngày thiếu nhi là một ngày lễ dành cho tất cả mọi người, không chỉ những bậc phụ huynh hay gia đình có con. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ và tận hưởng ngày nghỉ lễ này ở Nhật một cách tuyệt vời và trọn vẹn nhất nhé !
Đọc bài viết bằng tiếng Nhật: https://lightboat.lightworks.co.jp/article/children-day