“Hành động đó có phải là quấy rối (harassment) không nhỉ?”

Chắc không ít bạn khi làm việc trong công ty của Nhật Bản sẽ thường nghe thấy từ này (phiên âm katakana: harasumento).

Vậy, quấy rối (harassment) ở đây nghĩa là gì? Người Nhật rất để ý đến hành vi “quấy rối” đấy!

Có thể bạn cũng từng bị quấy rối ngay cả khi không ý thức được về điều này. Bạn sẽ khó nhận ra nếu như không nhận thức đầy đủ về quấy rối, thậm chí không biết làm thế nào khi “quấy rối” khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Đặc biệt, khi không nhận thức đầy đủ về “quấy rồi”, tự mình cũng có nguy cơ thực hiện hành vi quấy rối đấy!

Do vậy, đầu tiên hãy trang bị kiến thức về “quấy rối” nhé! Trong bài viết lần này, LIGHTBOAT sẽ giải thích những hành vi quấy rối thường gặp trong công ty Nhật.

“Quấy rối” có thể chưa được biết đến rộng rãi ở đất nước của bạn, nhưng khi làm việc ở Nhật thì đây chắc chắn là một từ mà bạn bạn nên tìm hiểu thật kỹ. Nhất định không được bỏ lỡ bài viết này nhé!

1.“Quấy rối” (harassment) là gì?

1-1. Quấy rối là gì?

Quấy rối (harassment) được dịch nghĩa là “sự quấy rầy” hay “bắt nạt”. Ở Nhật thường được dùng nhiều với ý nghĩa “Làm điều gây khó chịu khiến người khác tổn thương”, “Bắt nạt người khác ở nơi làm việc khiến công việc trở nên khó khăn hơn”.

1-2. Ở Nhật có nhiều kiểu quấy rối khác nhau

Có hơn 30 kiểu quấy rối khác nhau thường gặp ở Nhật. Phần lớn các kiểu quấy rối được gọi ngắn gọn là “quấy rối ○○” (○○hara).

Dưới đây là những kiểu quấy rối thường được biết tới.

Quấy rối tình dục (sexual harassment

Bắt nạt nhân viên tại nơi làm việcpower harassment

Quấy rối thai sảnmaternity harassment

Quấy rối đạo đứcmoral harassment

Quấy rối/phân biệt chủng tộcracial harassment

Có kiểu quấy rối nào mà bạn đã biết rồi không?

1-3. Quấy rối là vi phạm pháp luật!

Thực hiện hành vi quấy rối có thể bị coi là vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung quấy rối, có trường hợp còn bị bắt giữ.

2. Những kiểu quấy rối thường gặp

“Quấy rối” có thể xảy ra trong môi trường công ty. Bài viết lần này sẽ giới thiệu về những kiểu quấy rối thường gặp trong công ty Nhật. Hãy đọc và hiểu kỹ những kiến thức dưới đây nhé!

2-1. Quấy rối tình dục (sexual harassment)

Quấy rối tình dục” là nói với đối phương những từ nhạy cảm về giới tính, thực hiện những hành động nhạy cảm, khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Ví dụ, nói với nhân viên nữ rằng “Chân của em đẹp nhỉ?”, hay động chạm vào chân của họ.

Ngoài ra, cấp trên có những đòi hỏi vô lý về quan hệ tình dục với cấp dưới cũng là quấy rối tình dục. Cấp dưới sẽ thấy bất an, lo lắng vì nếu từ chối có thể sẽ bị buộc thôi việc, bị cắt giảm lương. Đây là quấy rối tình dục bằng cách lợi dụng chức vụ của cấp trên.

Ngoài ra, không chỉ quấy rối tình dục của người nam đối với người nữ, cũng có trường hợp nữ giới thực hiện quấy rối tình dục với nam giới. Nếu có bạn nam nào đang lo lắng về việc này, hãy nói ra nhé!

2-2. Bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc(power harassment)

 “Bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc” là những người có quyền/chức vụ cao hơn như cấp trên, bắt nạt những người yếu thế như cấp dưới. Bắt nạt bằng lời nói hay sử dụng bạo lực đều là bị coi là hành vi “bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc”.

Chẳng hạn như trước mặt nhiều người cố ý quát mắng to tiếng, tẩy chay đồng nghiệp, hay hành vi bạo lực như đánh vào đầu hoặc mặt. Cấp dưới sợ hãi cấp trên, có thể không dám phản đối hay phàn nàn. Nếu mỗi ngày bị bắt nạt tại nơi làm việc như thế, hậu quả có thể dẫn đến những bệnh tâm lý (bệnh trầm cảm, v.v.).

Cấp trên, để bắt nạt cấp dưới, sẽ ép cấp dưới làm toàn những công việc ngoài luồng. Ví dụ, dù có thể làm công việc sử dụng máy tính nhưng lại bắt làm toàn công việc quét dọn. Cùng với đó cũng có thể cắt giảm lương của người này. Đây chính là quấy rồi/bắt nạt dựa trên quyền hạn, chức vụ.

2-3. Quấy rối/phân biệt chủng tộc(racial harassment)

Quấy rối/phân biệt chủng tộc” là phân biệt đối xử theo chủng tộc và quốc tịch, ghét bỏ đối phương. Ví dụ nói rằng “người nước ○○ thì rất lười biếng”, tẩy chay đồng nghiệp với lý do “vì là người nước ngoài” chẳng hạn.

Khinh thường màu tóc, nước da, màu mắt, tên họ, ngôn ngữ, văn hóa cũng là hành vi quấy rối/phân biệt chủng tộc.

3. Nếu linh cảm “Phải chăng đây là quấy rối?”

Nếu bản thân bạn cảm thấy, “Điều này làm mình khó chịu, không biết có phải quấy rối không nhỉ?”, thì phải làm sao đây? Hãy cùng xem những giải pháp khi bạn rơi vào tình huống như vậy nhé!

3-1. Bản thân cảm thấy khó chịu, đó chính là “quấy rối”!

Không có định nghĩa nào về việc gì, làm tới mức nào là quấy rối. Vì tùy từng người sẽ có cảm nhận khác nhau về từ ngữ hay hành động làm mình thấy “Thật khó chịu!”.

Vì vậy, hãy coi trọng cảm xúc của bản thân. Nếu cứ im lặng và để mặc những việc khiến bạn cảm thấy “thật khó chịu” trôi qua, dần dần bạn sẽ bị tích tụ cảm xúc tiêu cực (stress), dẫn đến cuộc sống và công việc ở Nhật ngày càng khó khăn. Cũng có thể dẫn đến những bệnh tâm lý (như bệnh trầm cảm chẳng hạn).

Có thể đối phương không nghĩ rằng đó là quấy rối, nhưng chỉ cần điều đó khiến bạn cảm thấy khó chịu, đó chính là quấy rối.

3-2. Trao đổi với cửa sổ tư vấn và những người xung quanh!

Nếu cảm thấy đã phải chịu quấy rối,hãy trao đổi với ai đó.Đừng cố chịu đựng một mình. Nếu không phát giác và tố cáo, quấy rối sẽ không tự biến mất! Nếu bạn cho người khác biết bạn đang cảm thấy “Thật sự khó chịu”, quấy rối sẽ dần giảm đi.

Rất nhiều công ty có cửa sổ để tư vấn về quấy rối. Hãy hỏi thử cấp trên hay đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đang phải chịu quấy rối từ chính cấp trên hay những đồng nghiệp đó, sẽ rất khó để trao đổi phải không nào? Trong trường hợp này, hãy thử tìm đến một số cửa sổ tư vấn như sau:

Cơ quan tư vấn dành cho người lao động nước ngoài

・Danh sách số điện thoại tư vấn dành cho người lao động nước ngoài, đường dây nóng tư vấn về điều kiện lao động, góc tư vấn dành cho người lao động nước ngoài

https://www.check-roudou.mhlw.go.jp/soudan/foreigner.html

・Góc tư vấn lao động tổng hợp

https://www.mhlw.go.jp/general/seido/chihou/kaiketu/soudan.html

・Phòng tư vấn/hỗ trợ đặc biệt cho người nước ngoài (Tokyo)

https://jsite.mhlw.go.jp/tokyo-roudoukyoku/fresc.html

Có thể học trực tuyến, ngay bây giờ!

4. Phần kết

Bài viết lần này đã giải thích rất cụ thể và dễ hiểu về “quấy rối (harassment).

Quấy rối (harassment) được dịch nghĩa là “sự quấy rầy” hay “bắt nạt”. Những kiểu quấy rối thường bắt gặp ở Nhật như sau:

Quấy rối tình dục (sexual harassment

⇒Hành động hoặc lời nói tính dục nhạy cảm, khiến đối phương cảm thấy khó chịu.

Bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc (power harassment)

⇒Những người có quyền hạn/chức vụ như cấp trên bắt nạt những người yếu thế như cấp dưới

Quấy rối/phân biệt chủng tộc (racial harassment)

⇒Phân biệt đối xử theo chủng tộc và quốc tịch, khiến đối phương cảm thấy khó chịu.

Có thể đối phương không nhận thức được rằng đó là quấy rối, nhưng nếu là những điều khiến bạn cảm thấy khó chịu, nó vẫn bị coi là “quấy rối”.

Nếu cảm thấy đã phải chịu quấy rối, hãy trao đổi với ai đó. Đừng cố chịu đựng một mình!

Hiểu rõ về “quấy rối” để làm việc tại Nhật một cách an toàn và thoải mái hơn các bạn nhé!

Đọc bài viết bằng tiếng Nhật: https://lightboat.lightworks.co.jp/article/harassment-in-japanese-companies